Ngoài Singapore lấy tiếng Anh làm quốc ngữ thì hầu hết nước châu Á như Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc, Philippines, Myanmar, Thái Lan, Indonesia... đều xem tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng thứ hai để giao tiếp, học tập và làm việc. Tuy nhiên, học bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều gặp khó khăn chứ không riêng gì tiếng Anh. Người Việt thường vấp phải các trở ngại khi học tiếng Anh như: lúng túng khi lần đầu tiếp xúc, số lượng từ vựng quá nhiều, khó nhớ từ mới, khó khăn trong việc nghe, phát âm. Philippines được xem là nơi học tiếng Anh tốt nhất cho sinh viên châu Á, đặc biệt là người Việt, bởi có môi trường thuận lợi để trau dồi ngoại ngữ với phương pháp học chất lượng, chi phí thấp và nhiều lợi ích vượt bậc so với quốc gia khác. Chương trình học tiếng Anh của Philippines được xây dựng trên cơ sở phương pháp giảng dạy năng động, khoa học, hiện đại nhất như: mô hình giảng dạy 1:1, 1:4, 1:8. Với lớp học ít người, khả năng phát âm, luyện nghe, và viết tiếng Anh của sinh viên sẽ được nâng cao rất nhanh vì giáo viên sẽ có nhiều thời gian để chỉnh sửa cho từng người. Đồng thời, học viên cũng được rèn luyện khả năng giao tiếp, nghe, nói tiếng Anh trước công chúng. Tại Malaysia, chính phủ vẫn chưa tìm ra được một phương án khả thi để giải quyết cuộc tranh cãi muôn thuở về ngôn ngữ trên đất nước này, tuy nhiên vẫn thực hiện chính sách dùng tiếng Anh để giảng dạy tất cả bộ môn từ cấp tiểu học đến đại học. Trong khi đó, hệ thống giáo dục của Thái Lan lại chia làm 2 nhánh. Học sinh nếu theo học tại tu viện thì sau khi hoàn thành sẽ phục vụ tôn giáo, còn con cái gia đình hoàng gia và gia đình quý tộc sẽ ra làm quan tại các tỉnh để điều hành đất nước. Tiếng Anh cũng được đưa vào giảng dạy từ rất sớm trong trường học, nhưng không phải ở tất cả môn. Người dân muốn nâng cao trình độ có thể đăng ký học thêm tại các trung tâm Anh ngữ. Ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia và Đông Timor, vai trò của tiếng Anh cũng được nhấn mạnh, được giảng dạy như một môn học trong trường. Tuy nhiên, trình độ tiếng Anh (nhất là giao tiếp) cũng còn khá hạn chế so với những nước khác, do tiếng Anh không được sử dụng nhiều ngoài trường học. Theo một báo cáo mới nhất của tổ chức thử nghiệm giáo dục ETS, điểm Toefl của các nước Đông Nam Á lần lượt là: Singapore 98, Philippines 89, Malaysia 89, Indonesia 82, Myanmar 79, Vietnam 78, Thái Lan 76, Campuchia 69, Lào 68, Đông Timor 62. Một trong 10 đề xuất của TS Lương Hoài Nam gửi đến tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo là cần phổ cập tiếng Anh trong thời đại toàn cầu hoá. Trình độ tiếng Anh trong học sinh, sinh viên Việt Nam, theo TS Nam, là đáng thất vọng, phần lớn thanh niên Việt Nam không sử dụng thành thạo được tiếng Anh sau 12 năm học phổ thông và 3-5 năm cao đẳng, đại học. Vì thế, cần quy định tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc, từ tiểu học đến đại học; các thứ tiếng khác là ngoại ngữ 2, 3... Kém tiếng Anh thì rất khó hội nhập quốc tế. Nam sinh 16 tuổi chế tạo thành công máy trợ thính. Mong muốn tìm ra giải pháp thay thế đỡ tốn kém cho người khiếm thính của cậu bé người Ấn độ cuối cùng cũng thành sự thật. Ngày 9/4, Money CNN đưa tin cách đây 2 năm, cậu bé 14 tuổi gốc Ấn, sống tại Mỹ - Mukund Venkatakrishnan đã nảy ra ý tưởng tìm một phương thức mới làm giảm chi phí khám bệnh và lắp máy trợ thính cho người khiếm thính có thu nhập thấp trong lúc trở về quê nhà để đưa ông tới bệnh viện. Mukund chia sẻ người dân Ấn Độ đã phải tốn số tiền không hề nhỏ khoảng 400-500 đôla khi hẹn gặp bác sĩ và 1.900 đôla để mua máy trợ thính. Cậu nhận thức được những chi phí này quá tốn kém so với thu nhập của người dân nên quyết định bắt tay vào chế tạo máy trợ thính giá rẻ.