Bài 1: Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Java
1. Java là gì?
Java là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, nó mạnh mẽ, có hỗ trợ lập trình hướng đối tượng.
Java được phát triển bởi Sun Microsystems (hiện tại là công ty con của Oracle) vào năm 1995. James Gosling là tác giả của ngôn ngữ lập trình Java. Trước khi có tên Java thì nó đã có tên là Oak. Vì Oak đã được đăng ký cho tên của một công ty khác nên James Gosling và nhóm cộng sự đã quyết định đổi tên từ Oak thành Java.
Đã có hơn 3 triệu thiết bị chạy Java. Java được dùng cho mục đích:
- Ứng dụng di động (trên hệ điều hành Android).
- Ứng dụng máy tính (Desktop).
- Ứng dụng web.
- Máy chủ web.
- Games.
- Kết nối cơ sở dữ liệu.
- …
2. Tại sao lại sử dụng Java
- Java làm việc và hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau như Windows, MacOs, Linux, Raspberry Pi, …
- Java là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới.
- Nhu cầu tuyển dụng các vị trí lập trình viên Java đa dạng.
- Java là mã nguồn mở và miễn phí.
- Nó an toàn, nhanh chóng và mạnh mẽ.
- Java có cộng đồng hỗ trợ lớn, tài nguyên tìm hiểu và học tập mạnh mẽ.
- Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và nó cung cấp cấu trúc rõ ràng cho các chương trình tái sử dụng lại mã, giúp giảm thiểu chi phí cho nhà phát triển.
- Java có cú pháp gần giống với C/C++ và C# nên các lập trình có thể chuyển đổi dễ dàng với nhau.
3. Các loại ứng dụng Java
Dưới đây là 4 loại chính ứng dụng mà Java có thể tạo ra:
3.1. Standalone Application
Điển hình chính là các chương trình phần mềm chạy trên Desktop. Đây là phần mềm truyền thống mà chúng ta cài đặt để sử dụng hằng ngày. Ví dụ như phần mềm đa phương tiện (nghe nhạc, xem video trên máy tính), phần mềm diệt virus, … Thư viện AWT và Swing được sử dụng trong Java để tạo nên loại ứng dụng này.
3.2. Web Application
Một ứng dụng chạy trên phía máy chủ và tạo ra một trang web động được gọi là ứng dụng web. Hiện nay các công nghệ Servlet, JSP, Spring, Hibernate, … được sử dụng để tạo nên các ứng dụng web bằng ngôn ngữ Java.
3.3. Enterprise Application
Một số các ứng dụng có tính phân phối mang tính thượng mại, chẳng hạn như các ứng dụng ngân hàng, … được gọi là ứng dụng cho doanh nghiệp. Nó có những ưu điểm như độ bảo mật cao, cân bằng tải, phân tán. Trong Java, EJB được sử dụng để tạo ra các ứng dụng doanh nghiệp.
3.4. Mobile Application
Một số ứng dụng được tạo ra nhằm hoạt động được trên các thiết bị di động.
4. Nền tảng lập trình Java
Có 4 loại nền tảng hoặc phiên bản của Java:
4.1. Java SE (Java Standard Edition)
Đây là một nền tảng lập trình Java. Nó bao gồm các API Java như java.lang, java.io, java.net, java.util, java.sql, java.math, … Bao gồm lập trình cho OOP, String, Regex, Exception, Đa luồng, mạng, Swing, Collection, …
4.2. Java EE (Java Enterprise Edition)
Đây là một nền tảng cho doanh nghiệp, chủ yếu được sử dụng để phát triển các ứng dụng web và ứng dụng. Nó được xây dựng trên nền tảng Java SE. Nó bao gồm các chủ đề như Servlet, JSP, JPA, …
4.3. Java ME (Java Micro Edition)
Đây là một nền tảng nhỏ riêng cho các ứng dụng di động.
4.4. JavaFX
Được sử dụng để phát triển các ứng dụng phong phú. Nó sử dụng API thiết kế giao diện người dùng.