Hướng dẫn tạo môi trường ảo Python trên Windows và MacOs


1. Môi trường ảo là gì?

Môi trường ảo (thuật ngữ chuyên ngành là Virtual Environment). Cũng giống như một máy ảo (Virtual Machine) hoạt động, nó cung cấp và cho phép thiết lập một môi trường ảo, khi đó bạn có thể cài đặt các thư viện khác nhau của Python, thậm chí là phiên bản Python khác mà không làm ảnh hưởng đến Python và các thư viện đã cài trước đó. Điều này tránh xung đột giữa các dự án và giúp bạn kiểm soát chặ chẽ một trường làm việc của mình.
Bạn cũng không thể làm việc với một dự án, có thể một tuần bạn làm “dạo chơi” với vài dự án Python khác nhau, tính chất của các dự án là khác nhau. Ví dụ, đầu tuần bạn làm dự án web về thư viện Django với phiên bản Python 3.8, nhưng đến cuối tuần, bạn tất bận với việc xử lý dữ liệu với team sử dụng Python phiên bản 3.12 chẳng hạn. Mỗi dự án như vậy lại dùng các thư viện khác nhau có thể khác nhau cả về tên thư viện và khác nhau vả về số hiệu phiên bản của cùng một thư viện.

2. Cách xây dựng một môi trường ảo Python

Python cung cấp hai công cụ chính để tạo môi trường ảo là venv (đã được tích hợp từ Python 3.3) và thư viện virtualenv.

2.1. Sử dụng venv để tạo môi trường ảo Python

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tạo mới một thư mục trên máy tính của bạn, sau đó di chuyển Windows Terminal đến thư mục này. Ví dụ:

Di chuyển Windows Terminal đến thư mục cá nhân

Di chuyển Windows Terminal đến thư mục cá nhân

Bước 2: Sau đó, trên Windows Terminal, ta nhập lệnh sau để khởi tạo một môi trường ảo:

python -m venv myenv

Trong đó, myenv là tên môi trường ảo và cũng là tên thư mục con chứa các tệp tin cần thiết cho môi trường ảo.

Tạo môi trường ảo bằng venv trong Python

Tạo môi trường ảo bằng venv trong Python

Bước 3: Tiếp theo, ta cần phải kích hoạt một trường ảo hoạt động bằng cách gọi thực thi tệp activate trong thư mục con Scripts của thư mục myenv:

myenv\Scripts\activate

Sau khi kích hoạt thành công môi trường ảo, bạn sẽ thấy tên môi trường ảo xuất hiện ở đầu dòng nhắc lệnh trên Windows Terminal, ví dụ như sau:

Kích hoạt môi trường ảo với venv

Kích hoạt môi trường ảo với venv

Bước 4: Đến đây thì bạn có thể cài đặt các thư viện Python mà không sợ ảnh hưởng đến máy thật của các bạn. Ví dụ ta cài thư viện numpy, pandas và thư viện matplotlib để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu chẳng hạn:

pip install numpy pandas matplotlib
Cài đặt các thư viện Python mong muốn

Cài đặt các thư viện Python mong muốn

Bước 5: Cuối cùng, để thoát khỏi môi trường ảo, bạn chỉ cần nhập lệnh sau:

deactivate


Đóng môi trường ảo với venv

Đóng môi trường ảo với venv

2.2. Tạo môi trường ảo Python bằng thư viện virtualenv

Trước hết, ta cần kiểm tra xem máy tính của bạn đã cài đặt thư viện virtualenv của Python hay chưa. Nếu chưa hãy chạy lệnh sau để cài virtualenv:

pip install virtualenv

Tiếp đến, ta cũng sẽ tạo một thư mục chứa dự án của bạn rồi di chuyển Windows Terminal vào bên trong thư mục đó (giống bước 1 của mục 2.1).
Để tạo môi trường ảo, ta nhập lệnh sau, tương đương với bước 2 của mục 2.1:

virtualenv myenv

Để kích hoạt môi trường ảo với virtualenv, ta nhập lệnh sau, tương đương với bước 3 của mục 2.1:

myenv\Scripts\activate

Để huỷ kích hoạt, ta cũng dùng lệnh deactivate như ở bước 5 của mục 2.1.

2.3. Đối với hệ điều hành MacOs?

Khi này, bạn cần chỉ rõ số hiệu Python bạn sử dụng, đó là python3 chứ không phải là python như ở Windows nữa.
Bạn dùng lệnh python3 -m venv myenv để tạo môi trường ảo.
Còn khi muốn kích hoạt thì bạn nhập lệnh source myenv/bin/activate
Khá giống so với bên Windows phải không ạ. Cảm ơn các bạn đã đọc hướng dẫn. Chúc các bạn tạo môi trường ảo thành công.

Để lại một bình luận