Bài 9: Biến và câu lệnh khai báo biến



Việc viết một chương trình máy tính thực chất là việc biến đổi từ giá trị đã biết để cho ta kết quả như ta mong muốn. Dữ liệu gồm ba loại: dữ liệu đầu vào, dữ liệu đầu ra và dữ liệu trung gian trong quá trình xử lý, tính toán. Để lưu trữ được các dữ liệu này trong máy tính, ta cần phải sử dụng biến số. Ví dụ, để giải phương trình bậc nhất một ẩn số, ta phải có các biến lưu trữ giá trị cho các hệ số và các nghiệm của phương trình này.
Để có thể sử dụng một biến trong C++, đầu tiên ta phải khai báo nó, ghi rõ nó là kiểu dữ liệu nào. Các biến sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính. Bộ nhớ của máy tính được bố trí thành từng dãy các ô nhớ, mỗi ô nhớ đều có địa chỉ riêng biệt. Vậy nên biến là một sự thể hiện của các giá trị thật được lưu trong bộ nhớ, có nghĩa là để thao tác ta chỉ cần thao tác với các biến.

1. Cách khai báo biến

Trong C++, khai báo biến phải có đầy đủ tên biến và kiểu dữ được xác định cho tên biến đó. Cú pháp như sau:

<tên kiểu dữ liệu> <tên biến số>

Trong đó, <tên kiểu dữ liệu> có thể là kiểu dữ liệu có sẵn trong C++ hoặc có thể là các kiểu do người dùng định nghĩa. Trước khi thực hiện một chương trình máy tính, điều bắt buộc ở đây là người lập trình phải xác định được đúng kiểu dữ liệu cho biến sao cho phù hợp. <tên biến số> được tuân theo quy tắc đặt tên biến. Về các kiểu dữ liệu trong C++ sẽ được trình bày ở bài viết sau.
Ví dụ: Viết chương trình nhập vào hai số a và b tương ứng với chiều dài và chiều rộng của một hình chữ nhật. Tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật đó rồi in kết quả ra màn hình.
Để giải quyết bài toán trên, ta cần xác định có bao nhiêu biến có thể có trong chương trình. Các biến có thể có bao gồm: chiều dài (biến a), chiều rộng (biến b), diện tích (biến dienTich), chu vi (chuVi). Sau đây là chương trình minh hoạ:

// Author: Hoang Van Tuan
// Website: timoday.edu.vn

#include <iostream>

using namespace std;

// ===Chương trình chính===
int main()
{
    // khai bao bien
    float a;
    float b;
    float dienTich;
    float chuVi;

    // nhap du lieu
    cout<<"Nhap vao chieu dai: a = ";
    cin>>a;
    cout<<"Nhap vao chieu rong: b = ";
    cin>>b;

    // tinh dien tich
    dienTich = a * b;

    // tinh chu vi
    chuVi = (a + b) * 2;

    // hien thi du lieu
    cout<<"Dien tich hinh chu nhat la: "<<dienTich;
    cout<<"\nChu vi hinh chu nhat la: "<<chuVi;

    return 0;
}

Kết quả chương trình tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật

Kết quả chương trình tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật

2. Khai báo nhiều biến

Các biến có cùng kiểu dữ liệu có thể được nhóm lại và khai báo bằng cách sử dụng một câu lệnh khai báo duy nhất theo cú pháp sau:

<Tên kiểu> <Danh sách các biến>;

Các biến trong danh sách các biến được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy.
Ví dụ, chương trình trên được viết lại với cách viết sử dụng một câu lệnh để khai báo bốn biến

a, b, chuVi, dienTich
// Author: Hoang Van Tuan
// Website: timoday.edu.vn

#include <iostream>

using namespace std;

// ===Chương trình chính===
int main()
{
    // khai bao bien
    float a, b, dienTich, chuVi;

    // nhap du lieu
    cout<<"Nhap vao chieu dai: a = ";
    cin>>a;
    cout<<"Nhap vao chieu rong: b = ";
    cin>>b;

    // tinh dien tich
    dienTich = a * b;

    // tinh chu vi
    chuVi = (a + b) * 2;

    // hien thi du lieu
    cout<<"Dien tich hinh chu nhat la: "<<dienTich;
    cout<<"\nChu vi hinh chu nhat la: "<<chuVi;

    return 0;
}

3. Khởi tạo các biến

Khi khai báo một biến, giá trị của nó mặc nhiên là không xác định. Lập trình viên có thể chủ động khởi tạo giá trị ban đầu cho biến sau khi khai báo biến đó. Cú pháp như sau:

  • <Tên kiểu dữ liệu> <Danh sách các biến> = <Giá trị khởi tạo>
  • <Tên kiểu dữ liệu> <Danh sách các biến>(Giá trị khởi tạo)

Ví dụ, cũng là chương trình tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật nhưng hình chữ nhật đó có chiều dài là 12m, chiều rộng là 5m:

// Author: Hoang Van Tuan
// Website: timoday.edu.vn

#include <iostream>

using namespace std;

// ===Chương trình chính===
int main()
{
    // khai bao bien
    float a = 12, b = 5, dienTich, chuVi;

    // tinh dien tich
    dienTich = a * b;

    // tinh chu vi
    chuVi = (a + b) * 2;

    // hien thi du lieu
    cout<<"Dien tich hinh chu nhat la: "<<dienTich;
    cout<<"\nChu vi hinh chu nhat la: "<<chuVi;

    return 0;
}

Còn một mục nữa là “Cấp phát bộ nhớ” sẽ được đề cập sau.

You may also like...

Để lại một bình luận