Tránh những trò lừa đảo trên mạng Internet

Giới thiệu

Với sự phát triển của Internet, con người ngày càng tiếp cận đến nhiều dịch vụ trực tuyến và thực hiện nhiều giao dịch online. Và đi cùng với nó là tình trạng lừa đảo trên mạng để ăn cắp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu, cài đặt các phần mềm gián điệp trên máy… một trong hình thức lừa đảo này Phishing

Phishing là gì?

Phishinglà một hành vi giả mạo ác ý nhằm lấy được các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu và các chi tiết thẻ tín dụng bằng cách giả dạng thành một chủ thể tin cậy trong một giao dịch điện tử.

Đừng để chúng ta thành những con cá cho người khác câu :)

Đừng để chúng ta thành những con cá cho người khác câu 🙂

Thường những hành vi lừa đảo thường dựa vào tính tò mò của người dùng, lòng tham và cả sự thiếu hiểu biết của người sử dụng. Tấn công giả mạo thường được thực hiện qua thư điện tử hoặc tin nhắn nhanh hay yêu cầu người dùng nhập thông tin vào một website giả mạo gần như giống hệt với website thật. Hôm nay timoday.edu.vn phân tích một số hình thức lừa đảo


Một vài hình thức lừa đảo

  • Xây dựng một giao diện giống hệt một Website có nhiều người truy cập hoặc của các ngân hàng để lừa khách hàng nhập vào tài khoản của họ
    Tạo giao diện giống hệt Facebook để lừa người sử dụng đăng nhập

    Tạo giao diện giống hệt Facebook để lừa người sử dụng đăng nhập

  • Dưới dạng các chương trình khuyến mại, hoặc các chương trình du lịch miễn phí, rồi họ yêu cầu kích vào link để nhập thông tin, về tài chính của bạn như số thẻ ngân hàng … rồi bạn có thể bị trừ tiền vào thẻ đó
  • Sử dụng email để lừa lấy thông tin cá nhân của bạn rồi gửi thêm những thông tin lừa đảo khác. Và thư rác đó có thể chứa các liên kết để bạn kích hoạt các con virus máy tính, khi bạn kích vào link trong email, nó có thể phát tán rồi tự động gửi thư rác này tới danh sách email các bạn bè của bạn và bạn bè của bạn cũng có nguy cơ bị lừa đảo
    Gửi email giống như của Amazon để lừa khách hàng

    Gửi email giống như của Amazon để lừa khách hàng

  • Một số trang còn có thể đoán tính cách cá nhân và thu thập thông tin để đoán password của bạn

Cách phòng tránh

  • Chỉ đọc email khi bạn biết rõ người gửi là ai, có tiêu đề và nội dung rõ ràng
  • Tránh xa những cửa sổ tự nhiên bật lên thông báo bạn đã trúng giải thưởng gì đó, dù hấp dẫn thế nào
    thì bạn cũng không phải người chiến thắng đâu! Thường đó là trò lừa ví dụ như lấy thông tin về bạn, hoặc cài phần mềm có hại vào máy bạn. Hãy tìm hiểu về các công ty này trên mạng trước khi bạn đưa thông tin cá nhân cho họ. Nếu bạn không tìm thấy tên công ty đấy trên mạng, mấy cái giải thưởng kiểu này là giả hết
  • Khi bạn mua hàng online, hãy đọc kĩ hoá đơn! Có thể giá sản phẩm bạn được báo giá thì rẻ,
    nhưng khi thanh toán nó lại nhân lên nhiều lần mà mình không biết.
  • Và một điều nữa là các công ty hợp pháp sẽ không bao giờ hỏi về thông tin cá nhân của bạn, số tài khoản, password,… qua email
  • Nếu một công ty gửi thư cho hỏi về password hoặc thông tin cá nhân, trong đó có cả các đường link thì
    đừng vội click vào bất cứ link hay file nào trong thư đó, mà hãy truy cập trực tiếp vào trang web chính thức của công ty đó. Nếu có vấn đề gì về tài khoản của bạn, công ty sẽ hướng dẫn bạn giải quyết.
  • Nếu bạn đã bị lừa đảo bởi một trò lừa nào đó, bạn cần phải thông báo gấp tới người có thẩm quyền hoặc người có chuyên môn giải quyết. Nếu bạn sợ tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng bị xâm phạm, liên lạc ngân hàng hoặc công ty quản lý tín dụng của bạn ngay lập tức.
  • Nếu bạn thấy đó là một email lừa đảo kiểu phishing, hãy vào trang http://www.antiphishing.org để báo cáo, để cùng giúp giữ cho internet trong sạch.

Kết luận

  • Kiểm tra kĩ trước khi click vào một link nào đó để tránh lừa đảo.
  • Kiểm tra một website trước khi bạn đưa thông tin cá nhân cho nó.
  • Nếu bạn bị lừa, hãy báo cho người có chuyên môn xử lý.

Video mô phỏng một số hình thức lừa đảo trên mạng


You may also like...

Để lại một bình luận