Bài 12: Chú thích trong HTML
Thẻ chú thích <!– và –> được sử dụng để chèn chú thích vào HTML.
Thẻ chú thích trong HTML
Bạn có thể thêm các chú thích vào mã nguồn HTML của bạn bằng cách sử dụng cú pháp như sau:
<!– Viết chú thích của bạn ở đây –>
Chú ý: Có một dấu chấm than (!) trong thẻ mở, nhưng không có trong thẻ đóng. |
Các chú thích không hiển thị khi mở trình duyệt, nhưng chúng có thể giúp tài liệu HTML của bạn dễ hiểu hơn.
Với các chú thích này bạn có thể đặt các thông báo và nhắc nhở trong HTML:
Ví dụ:
<!– Đây là một chú thích –>
<p>Đây là một đoạn văn.</p>
<!– Hãy nhớ để thêm thông tin ở đây –>
Các chú thích cũng là cách hay để gỡ lỗi HTML, bởi vì bạn có thể chú thích cho các dòng mã HTML khi chúng ta làm và lần lại nó khi gặp lỗi:
Ví dụ:
<!– Không hiện các chú thích này
<img border=”0″ src=”pic_mountain.jpg” alt=”Mountain”>
–>
Các chú thích điều kiện
Bạn có thể gặp các câu chú thích có điều kiện trong HTML:
<!–[if IE 8]>
…. Một số mã HTML ở đây ….
<![endif]–>
Các chú thích có điều kiện định nghĩa bởi các thẻ HTML chỉ được thực hiện trên trình duyệt Internet Explorer.
Các thẻ chú thích trong chương trình phần mềm
Thẻ chú thích trong HTML cũng có thể được tạo ra bởi các chương trình phần mềm soạn thảo HTML khác nhau.
Ví dụ thẻ <!–webbot bot–> bao quanh các chú thích bên trong được tạo bởi các ứng dụng soạn thảo HTML như FrontPage và Expression Web.
Quy tắc chung, hãy giữ lại các thẻ chú thích này để giúp chúng ta dễ hiểu hơn những đoạn mã nguồn mà các phần mềm soạn thảo HTML tự động tạo ra.
”
1 Response
[…] <!–…–> […]