Tìm ở đây kiến thức IT

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên 0

Bài toán tách từ tiếng Việt

Ngôn ngữ tiếng Việt là một ngôn ngữ rất phức tạp, việc tách từ tiếng Việt không phải đơn giản như ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v. là việc dựa vào khoảng trắng giữa giữa các từ. Khoảng trắng giữa các từ trong văn bản chỉ có ý nghĩa phân tách các âm tiết với nhau. Vì vậy để xử lý tiếng Việt bài toán tách từ (word segmentation) là bài toán cơ bản và quan trong nhất.

Khoá học về HTML 1

Bài 12: Chú thích trong HTML

Chú thích trong HTML cũng như trong các ngôn ngữ lập trình khác giúp chúng ta ghi chú chức năng, giải thích ý nghĩa một đoạn code nào đó. Các chú thích giúp người đọc dễ hiểu mã nguồn hơn và dễ bảo trì. Bài này chúng ta tìm hiểu chức năng của việc thêm các dòng chú thích và cú pháp để thêm các chú thích vào mã nguồn HTML.

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên 0

Những vấn đề xử lý Tiếng việt

Đây là bài viết khá hay của thầy Hồ Tú Bảo, tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật bản. Bài viết giới thiệu những khái niệm cơ bản và tình hình nghiên cứu về xử lý ngôn ngữ nói chung, cũng như những nội dung và khó khăn trong xử lý tiếng Việt (văn bản và tiếng nói).

Khoá học về HTML 1

Bài 11: Hiển thị code máy tính trong HTML

Bài học này chúng ta sẽ làm học các thẻ hiển thị code máy tính hiển thị trên trang web như thẻ code, thẻ var, thẻ kbd, thẻ samp, thẻ pre và hiểu rõ nguồn gốc tại sau chúng ta cần phải sử dụng các thẻ này.

Khoá học về HTML 1

Bài 10: Trích dẫn trong HTML

Trên trang web của chúng ta đôi khi phải lấy dữ liệu từ một nguồn khác như trênmột trang web khác hoặc từ một tài liệu, tác giả khác. Theo quy định khi chúng ta lấy dữ liệu từ một nguồn khác thì chúng ta phải thực hiện trích dẫn. Bài học này chúng ta sẽ học cách trích dẫn ngắn (trên một dòng) , trích dẫn dài (trên nhiều dòng). Ngoài ra ta còn tìm hiểu thêm các thẻ trích dẫn địa chỉ, tên tác phẩm, từ viết tắt, địa chỉ, v.v.

0

Lịch sử phát triển .NET Framework

Ngày 12/2/2002 đánh dấu một mốc quan trọng trong ngành công nghệ thông tin khi Microsoft chính thức ra mắt nền tảng công nghệ mới có tên .NET Framework phiên bản 1.0 cùng với Visual Studio.NET 2002. Sau hơn 1 thập kỷ phát triển, .NET đã đi được những bước dài, trở thành một trong những nền tảng công nghệ mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu lịch sử của .NET để biết được chặng đường phát triển và những cải tiến qua các phiên bản.

Khoá học về HTML 0

Bài 9: Các thẻ định dạng văn bản trong HTML

Khi soạn thảo văn bản đôi khi chúng ta cần phải thể hiện văn bản theo một cách nào đó để người đọc dễ hiểu hơn, dễ hình dung hơn ví dụ như làm chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân, chữ viết thấp xuống hoặc chữ viết cao lên trong văn bản, v.v. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu các thẻ định dạng văn bản trong HTML để bạn làm được những việc như vậy.

1

Trắc nghiệm tin học đại cương

Đây là các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn ôn tập kiến thức căn bản về tin học như biểu diễn thông tin trong máy tính, cấu trúc máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, các vấn đề xã hội của công nghệ thông tin, sở hữu trí tuệ, v.v.

9

Trắc nghiệm HTML

Đây là bài thi kiểm tra trình độ hiểu biết của bạn về HTML. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi. Chúc các bạn thành công!

Khoá học về HTML 1

Bài 8: HTML Styles

Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu cách gắn định kiểu (style) vào cho các phần tử HTML. Chúng ta sẽ chạy thử các thẻ định kiểu thông dụng như định kiểu cho màu nền, màu chữ, font chữ cho văn bản, kích cỡ font chữ, căn lề cho văn bản, v.v.

Khoá học google maps 0

Bài 5: Các control google maps

Bài học này các bạn sẽ được làm quen với các control trong google maps. Tìm hiểu cách sử dụng các control như Zoom, Pan, MapType, StreetView, Scale, Rotate, v.v. Ngoài ra các control này chúng ta có thể chỉnh sủa nó, tuỳ chỉnh các hiển thị để phù hợp với các chức năng.

Khoá học google maps 0

Bài 4: Các sự kiện trong google maps

Trong chế độ giao diện người sử dụng, người sử dụng sử dụng bàn phím, chuột để thao tác với ứng dụng. Mỗi thao tác với với dụng như kích chuột trái, chuột phải, hay ấn bàn phím sẽ phát sinh các sự kiện tương ứng. Bài học này giới thiệu cách gắn các sự kiện cơ bản vào trong bản đồ của google như sự kiện click, center_changed,v.v.

Khoá học google maps 3

Tham khảo Google Maps API

Thư viện google maps API bao gồm rất nhiều đối tượng, các phương thức và các thuộc tính. Để tiện cho quá trình tra cứu và hiểu hơn về chức năng của chúng, bài viết này là phần tổng hợp một cách tổng thể các thành phần trong thư viện google maps.

Khoá học google maps 0

Bài 3: Chồng xếp bản đồ trong google maps

Google maps cho phép chúng ta có thể chồng xếp nhiều các đối tượng khác nhau lên bản đồ gốc như các điểm đánh dấu (marker), các vùng (polygone), các đường (polyline), cửa sổ thông tin (info window), v.v. Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng cách chồng xếp các đối tượng này và thử thay đổi các tham số.