Sử dụng List (danh sách) trong Scratch – Phần 1
Thân mến chào các em, trong bài này thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu một nội dung rất hay, nội dung này rất hay được ra trong đề thi tin học trẻ nói chung và các đề thi tin học nói chung nha. Trước hết, thầy trog mình sẽ ôn tập lại một chút kiến thức cũ nhé!
1. Ôn tập
Bằng ngôn ngữ lập trình Scratch, em hãy nhập vào 2 số và hiển thị tổng của 2 số vừa nhập.
Ta phân tích tóm lược nhanh nhé. Trong bài này ta sử dụng 3 biến:
- Một biến chứa giá trị số thứ nhất, đặt tên biến là a.
- Một biến nữa chứa giá trị số thứ hai, đặt tên biến là b.
- Và biến cuối cùng để chứa tổng của hai số, đặt tên biến là c.
Mở rộng hơn, trong trường hợp đề bài yêu cầu ta tính tổng của 100 số thì sẽ có rất nhiều biến được sử dụng. Đêìu đó việc quản lý sẽ rất vất vả và khó quản lý chương trình, có thể gây ra sai xót. Vậy ta phải tìm một cách xử lý như thế nào để khắc phục được hạn chế trên.
2. Danh sách – List trong Scratch là gì?
List trong Scratch:
- List trong Scratch là một biến đặc biệt.
- Dùng để lưu trữ một dãy các giá trị, có thể là số hoặc chữ.
Ví dụ:
Từ ví dụ trên, ta có một vài nhận xét như sau:
- DayList là tên của danh sách.
- Số lượng phần tử của danh sách là 7.
- Mỗi một phần tử của danh sách được đánh một số thứ tự bắt đầu từ 1 cho đến 7. Ta gọi số thứ tự đó là chỉ số hay vị trí của phần tử.
- Monday, Tuesday, … là các giá trị của phần tử trong danh sách.
- Để thao tác hay làm việc với các phần tử của danh sách thì ta cần phải xác định rõ ràng chỉ số tương ứng với phần tử đó. Các thao tác cơ bản với danh sách là thêm, sửa, xóa, lấy giá trị phần tử, …
- Theo cách diễn giải thì ta hoàn toàn có thể viết: Phần tử thứ nhất của danh sách là DayList[1], Phần tử thứ hai của danh sách là DayList[2], …
3. Khởi tạo List trong Scratch
Để khởi tạo một List trong Scratch, các em thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Trong mục Variable, click vào nút “Make a List”, nghĩa là “Tạo ra một danh sách”
- Bước 2: Hộp thoại New List xuất hiện, ta tiến hành nhập tên danh sách cho mục “New list name” và chọn phạm vi sử dụng biến danh sách là “For all sprites” (Cho tất cả các nhân vật) hay “For this sprite only” (Cho nhân vật hiện hành).
- Bước 3: Click OK để khởi tạo một danh sách mới.
4. Bài tập
Các em hãy lấy thêm các ví dụ về danh sách và mô tả chi tiết về danh sách đã nêu nhé!
6 phản hồi
[…] khởi tạo một biến danh sách như nào, các em có thể xem lại bài ở đây nhé (Link phần 1). Đến với bài hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu sâu hơn nữa cách […]
[…] này. Các em hãy ôn lại thật kỹ những kiến thức mà thầy đã hướng dẫn trong Phần 1 và Phần 2 ở đây […]
[…] là rất quan trọng. Nếu chưa ôn lại bài cũ thì các em hãy xem lại tại đây nha (Phần 1, Phần 2 và Phần 3). Bây giờ thầy và các em đi tìm hiểu tiếp những dạng bài […]
[…] các biến như thông thường. Và các em cũng không quên ôn lại các bài cũ nhé (Phần 1, Phần 2, Phần 3 và Phần 4). Chúng ta cùng bắt đầu bài học ngay […]
[…] lại những kiến thức đã học để củng cố hơn trước khi học bài mới nhé (Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4 và Phần […]
[…] em hãy ôn tập thật kỹ những kiến thức và những bài tập các em đã học nhé (Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5 và Phần […]